CHIA SẺ

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

BÁO CÁO CÂY BẠCH ĐÀN GIỐNG TẠI VƯỜN ƯƠM GIA NGUYỄN

Bạch Đàn là một loại Cây Lâm Nghiệp có nhiều tác dụng, vừa có thể trồng để khai thác lấy gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, đồ mộc vừa có thể khai thác gôm và tinh dầu. Hơn nữa, Bạch Đàn khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc. Vì thế, nó được bà con nông dân ưa chuộng. Vậy giá bán Cây Bạch Đàn Giống ở vườn ươm Gia Nguyễn là bao nhiêu?


Cây Bạch Đàn giống ở vườn ươm Gia Nguyễn

Những lưu ý khi chọn Cây Bạch Đàn

Loài Bạch Đàn nói chung rất mau lớn , tán lá hẹp thưa , trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm. Cây Bạch Đàn là loài dễ trồng, ít kén đất tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất nên nếu trồng tập trung thành rừng thuần loại trên đất trống đồi trọc vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kì.

Do đó, nếu cần phủ xanh đất trống đồi trọc thì chỉ nên trồng hỗn giao với loài Bạch Đàn bằng cách loài cây họ Ðậu như Tràm Bông Vàng, Keo Tai Tượng hoặc Keo Giậu để bù đắp chất đạm cho đất.


Những Lưu ý khi chọn Cây Bạch Đàn

Giá Cây Bạch Đàn giống tại Vườn ươm Gia Nguyễn là bao nhiêu?


Giá của Cây Bạch Đàn giống tại vườn ươm Gia Nguyễn

Cây Xanh Gia Nguyễn đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ươm trồng và cung cấp các loại giống cây trồng. Ngoài việc cung cấp cho thị trường những cây giống chất lượng thì bà con khi mua Cây Bạch Đàn Giống tại Vườn ươm Gia Nguyễn rất hài lòng về giá cả cũng như sự tư vấn về cách trồng và chăm sóc cây.

Các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu mua Cây Bạch Đàn Giống với số lượng tùy ý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Ở ĐÂU BÁN CÂY GIỐNG BẠCH ĐÀN

Cây Bạch Đàn không còn quá xa lạ với bà con nhà vườn, nhưng trong rất nhiều giống loài Bạch Đàn bà con lại rất khó để lựa chọn được giống nào phù hợp với đất đai, địa hình, khí hậu nơi mình định trồng. Bên cạnh đó nhiều bà con không biết ở đâu bán Cây giống Bạch Đàn uy tín đã mua phải những giống Bạch Đàn kém chất lượng, cây còi cọc, sâu bệnh rất mất thời gian chăm sóc và thiệt hại về kinh tế.


Cây giống Bạch Đàn

Ở đâu bán Cây giống Bạch Đàn chất lượng?

Đây là câu hỏi được nhiều bà con nông dân quan tâm nhất, bởi Cây giống Bạch Đàn có khỏe thì mới mong có được một rừng Bạch Đàn bội thu.

Vườn ươm Gia Nguyễn là một trong những Vườn ươm có thâm niên ươm các loại Cây Giống Lâm Nghiệp, Cây Công Nghiệp, Cây Ăn Trái. Hệ thống nhà vườn rộng rãi, trang thiết bị hiện đại với đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm. Gia Nguyễn nhận cung cấp các loại cây giống cho các cá nhân, doanh nghiệp với số lượng tùy chọn trên địa bàn cả nước.


Cây Giống Bạch Đàn chất lượng

Thủ tục mua Cây giống Bạch Đàn tại Gia Nguyễn vô cùng đơn giản và nhanh chóng, bà con có thể truy cập website http://cayxanhgianguyen.com/ để xem thông tin về giống Bạch Đàn mình muốn mua, sau đó liên hệ tới Hotline 0937670722 để được tư vấn và đặt mua.

Cây Xanh Gia Nguyễn cam kết cung cấp giống cây trồng đạt chuẩn theo đúng nhu cầu của khách hàng về độ tuổi, chiều cao, số lượng, chất lượng. Bên cạnh đó, khách hàng còn được miễn phí tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giống phù hợp với khu vực mình trồng. Đặc biệt, giá cả hợp lý đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân.

Một số giống Bạch Đàn phổ biến ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, ở các Vườn ươm trên cả nước đều du nhập hàng trăm giống bạch đàn khác nhau từ các nước như Úc, Malaysia…Tuy nhiên có một số giống Bạch Đàn thường được bà con lựa chọn hơn cả và phù hợp với những loại địa hình, đất đai, khí hậu khác nhau.

Giống Bạch Đàn Đỏ thích hợp trồng ở những vùng đồng bằng. Bạch Đàn Trắng lại phát triển tốt nhất ở vùng gần biển. Riêng Bạch Đàn Lá Nhỏ lại phù hợp với vùng đồi ở Thừa Thiên Huế.

Ở các tỉnh vùng cao Miền Bắc bà con nông dân lựa chọn giống Bạch Đàn Liễu, Bạch Đàn Mai đen cũng thích hợp trồng ở vùng cao như Lâm Đồng. Ngược lại, Bạch Đàn Chanh có chứa tinh dầu mùi sả lại thích hợp trồng ở những vùng địa hình thấp. Vùng đất nhiều phù sa thích hợp cho bà con trồng loại Bạch Đàn To.


Một số giống Bạch Đàn phổ biến ở Việt Nam hiện nay

Vùng cao nguyên như Đà Lạt rất thuận lợi cho Bạch Đàn Lá Bầu và Bạch Đàn Uớt phát triển.

Trước khi quyết định trồng không chỉ Bạch Đàn mà bất kỳ một loại Cây Lâm Nghiệp nào bà con nông dân nên tìm hiểu kỹ về điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình nơi mình định trồng. Đồng thời, tìm hiểu những đặc điểm sinh thái của cây để xem loài cây đó có thực sự phù hợp không.

Tốt nhất là bà con nên tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia cây giống. Bà con nông dân còn bất kỳ thắc mắc gì về các loại cây giống hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho Vườn ươm Gia Nguyễn nhé !

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN CÂY BẠCH ĐÀN

Trước tình hình dịch bệnh gây hại cho các loài Bạch Đàn và gây khó khăn, hoang mang cho người trồng rừng như hiện nay. Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn xin chia sẻ với bà con nông dân một số biện pháp phòng và trị bệnh trên Cây Bạch Đàn, giúp bà con yên tâm đối mặt với dịch bệnh và giúp vườn Bạch Đàn của nhà mình phát triển khỏe mạnh cho năng suất tốt nhất.


Giống Cây Bạch Đàn

Nguyên nhân và một số bệnh phổ biến trên Cây Bạch Đàn

Nhiều loài sinh vật gây bệnh cho các loài Bạch Đàn ở các vùng sinh thái khác nhau đã được các kỹ sư nông nghiệp và bà con tìm thấy. Tỷ lệ và mức độ bị bệnh hay loại sinh vật gây bệnh phụ thuộc vào loài Cây Bạch Đàn đang trồng và vùng sinh thái. Các sinh vật gây bệnh phổ biến được phát hiện gồm các loài nấm và vi khuẩn, trong đó các loài nấm là chủ yếu. Các loại nấm khác nhau là nguyên nhân chính gây ra những bệnh trên lá, thân, cành của Cây Bạch Đàn.

Cách phòng trừ bệnh do nấm trên Cây Bạch Đàn

Một trong những bệnh gây hại khá nghiêm trọng đối với Cây Bạch Đàn ở nước ta hiện nay là bệnh cháy lá, khô ngọn do nấm Cylindrocldium quinqueseptatum gây ra. Đây là một loại nấm bệnh nguy hiểm nhất đối với Bạch Đàn ở nước ta.

Nấm gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các vườn ươm và rừng trồng Bạch Đàn ở miền Trung và Đông Nam bộ; hàng chục nghìn ha bị nhiễm bệnh, cây sinh trưởng kém. Trường hợp bị nấm bệnh xâm nhiễm qua nhiều năm liên tục làm thân cây dị dạng và chết.

Những tác hại do Cylindrocldium quinqueseptatum gây ra cho Cây Bạch Đàn

Các lá Cây Bạch Đàn bị nhiễm bệnh có các vùng bị biến màu, thường là màu nâu hoặc xám, xung quanh mép của tổ chức bị bệnh thường có vết mờ. Những diện tích này phát triển rộng sau đó ngả màu nâu, lá bị chết và rụng. Có thể nhìn thấy sợi nấm màu trắng và khối bào tử nấm trên lá và chồi bị nhiễm bệnh bằng kính lúp cầm tay.


Cách phòng trừ sâu bệnh trên Cây Bạch Đàn

Bệnh có thể phát triển cả tán lá những phần dưới thường bị nhiễm nặng hơn. Bệnh có 3 triệu chứng điển hình như sau: Cháy lá, lúc đầu chỉ một vài điểm của phiến lá ở một số lá sát mặt đất sau lan rộng toàn bộ lá rồi rụng; chết đầu ngọn và đốm đen ở thân cây con sau đó toàn bộ cây bị chết.

Cách phòng trừ nấm Cylindrocldium quinqueseptatum

Phòng bệnh nấm Cylindrocldium quinqueseptatum ngay khi mới bắt đầu trồng cây con. Vì thế, bà con cần chú ý tới việc lựa chọn hạt giống, vị trí vườn ươm, đất trồng, cách chăm sóc cây non… để giúp cây tránh được dịch bệnh nói chung và nấm nói riêng.

Vị trí vườn ươm: Vườn ươm nên đặt ở nơi thoát nước, tránh những nơi đã trồng cây nông nghiệp hoặc đã xảy ra dịch bệnh nhiều năm.

Sử dụng hạt giống sạch bệnh: Hạt giống phải được thu từ cây mẹ không bị bệnh và phải đựơc chế biến và bảo quản đúng kỹ thuật, tránh để ẩm mốc và tiếp xúc với nguồn bệnh. Cần xử lý hạt giống trước khi gieo ươm: ngâm hạt giống trong nước ấm 500C, dùng một trong các loại hoá chất sau để khử trùng: captan 0.5%, thiram 0.5%, thuốc 0.5% trong thời gian 15 phút hoặc DM-45 nồng độ 1% trong thời gian 30 phút. Có thử dùng tia tử ngoại có bước sóng 260 nm với 6 giờ /ngày. Các biện pháp này nhằm tiêu diệt bào tử nấm bệnh bám trên bề mặt hạt giống.

Đất đóng bầu: Dùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, không sử dụng phân chuồng chưa hoai. Đất đóng bầu cần được khử trùng để tiêu diệt nguồn bệnh bằng các loại hoá chất xông hơi methyl bromide hay chloropicrin trước khi đóng bầu. Không sử dụng các bầu cũ cây đã bị chết do bệnh.

Chăm sóc cây con: Không được để cây con cớm nắng, thường xuyên làm cỏ, xáo váng mặt bầu cho đất tơi xốp. Các cây con bị nhiễm bệnh phải khẩn trương đưa ra khỏi vườn ươm và tiêu huỷ để tránh lây lan. Các dụng cụ dùng để di rời cây con bị nhiễm bệnh khi đưa trở lại về vườn ươm cần được khử trùng bằng hoá chất. Trong hai tháng đầu mỗi tháng phun phòng 1 lần dùng loại thuốc có phổ rộng như carbendazim 0,1% liều lượng 0,3 lit/m2.

Tưới nước:
Nguồn nước tưới phải sạch, không dùng nước ao hồ gần vườn ươm đã bị bệnh. Nguồn nước tưới tốt nhất nên dùng nước giếng, nếu không nước phải được xử lý bằng clo hoặc ozon.

Phân bón: Phân bón phải được sử dụng hợp lý, không bón phân đạm quá mức vì sẽ làm tăng khả năng bị bệnh cho cây.

Mật độ cây con: Cây con không nên đặt quá dày, cần tạo sự thông thoáng, giảm sự tích tụ hơi nước giữa các hàng cây vì bào tử nấm bệnh chỉ nẩy mầm trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao.

Sử dụng thuốc hoá học: Không phun thuốc hoá học thường xuyên và sử dụng 1 loại thuốc vào vườn ươm khi không có dịch bệnh.

Khi bệnh xuất hiện ở rừng trồng


Phòng trừ bệnh khi bệnh xuất hiện ở rừng trồng

Bệnh thường xuất hiện và phát tán mạnh vào mùa mưa. Vì thế, bà con nên chặt toàn bộ cành lá bị nhiễm bệnh vào đầu mùa mưa, mang ra khỏi rừng trồng và tiêu huỷ. Phun thuốc hoá học để tiêu diệt và tránh lây lan: thuốc hoá học được sử dụng là: zineb 1%, daconil 0.1%, carbendazim 1%.

Biện pháp tối ưu hiện nay đang được áp dụng là tuyển chọn loài, xuất xứ, gia đình và dòng có khả năng kháng bệnh. Không nên trồng tập trung với diện tích quá lớn Bạch đàn trắng xuất xứ Petford, trên các vùng có lượng mưa bình quân năm cao trên 1800 mm, đặc biệt có 2 tháng liên tục có lượng mưa bình quân tháng đạt trên 350 mm. Không trồng Bạch Đàn uro E. urophylla dòng PN2 tại Đông Nam bộ, hạn chế trồng một số dòng Bạch đàn lai dòng U6 và W5 tại Bình Dương và Bình Phước.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

CÁCH CHĂM SÓC CÂY BẠCH ĐÀN SAU KHI TRỒNG

Kỳ trước Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn đã chia sẻ với bà con kỹ thuật trồng Cây Bạch Đàn, hẳn bà con đã nắm được những điều cơ bản để tạo thành rừng Bạch Đàn đạt 100% tỷ lệ sống.


Cách trồng và chăm sóc Cây Bạch Đàn

Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu với bà con cách chăm sóc Cây Bạch Đàn sau khi trồng.

Cách chăm sóc Cây Bạch Đàn sau khi trồng

Sau khi trồng 25-30 ngày, phải kiểm tra rừng đã trồng, nếu phát hiện cây non bị chết, bị gãy phải vứt bỏ và kịp thời trồng dặm bổ sung để đảm bảo tỷ lệ thành rừng 100%.


Kỹ thuật chăm sóc Cây Bạch Đàn sau khi trồng

Chăm sóc Cây Bạch Đàn 3 năm đầu đời

Sau khi trồng thì công việc chăm sóc Cây Bạch Đàn đóng vai trò quan trọng giúp bộ rễ của cây nhanh chóng bám đất và giúp cây phát triển. Vì thế, có thể nói giai đoạn 3 năm đầu sau khi trồng. Các công việc chăm sóc sau trồng cụ thể là: làm cỏ, xới gốc, bón phân, tưới nước, tỉa bỏ cành, theo dõi sâu bệnh…

Năm đầu chăm sóc 2 lần: Lần đầu sau khi trồng 1-2 tháng, phát thực bì trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc với đường kính 80cm. Lần 2 vào tháng 10-11, phát thực bì, cắt dây leo, vun xới quanh gốc cây với đường kính 80cm. Cây trồng vụ Thu – Đông chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 10-11.


Cách chăm sóc Cây Bạch Đàn 3 năm đầu đời

Năm thứ 2 chăm sóc 3 lần: Lần 1 vào tháng 3-4 như chăm sóc lần 1 năm đầu. Bón thúc lần đầu 200g NPK (5:10:3) cho 1 gốc. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện, vun xới quanh gốc đường kính 1m, tỉa bỏ các cành trong tầm cao 1m. Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì cạnh tranh cây trồng.

Năm thứ 3 chăm sóc 2 lần:
Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì trên toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5-2,0m, dãy cỏ quanh gốc 1m. Bón thúc lần hai 200g NPK/cây. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì cạnh tranh cây trồng trên toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy sạch cỏ quanh gốc cây.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BẠCH ĐÀN

Bạch Đàn có tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ trồng, không tốn công chăm sóc. Vì thế, bên cạnh những kỹ thuật như đối với những giống cây trồng khác thì bà con nên lưu ý những điều sau:

Lựa chọn kỹ lưỡng giống Cây Bạch Đàn

Giống cây là một trong những yếu tố quyết định năng suất của cây trong tương lai, bà con nên chọn mua ở những Vườn ươm Cây giống Bạch Đàn uy tín. Yêu cầu cây giống chuẩn, thân cây, là, rễ khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh và bầu đất trông chắc chắn.

Giống Bạch Đàn Cao Sản hiện nay là giống cây được bà con ưa trồng nhiều hơn cả, bởi cây có thời gian trồng ngắn chỉ khoảng 5-7 năm là có thể cho khai thác. Gỗ của Cây Bạch Đàn Cao Sản có chất lượng tốt và vượt trội hơn hẳn so với những giống Bạch Đàn khác. Hơn nữa Bạch Đàn cho năng suất cao và ổn định với sản lượng bình quân 60 tấn/1 ha, giá trị khai thác đạt trung bình 60 triệu/ha.


Lựa chọn kỹ Cây giống Bạch Đàn

Mỗi một giống Bạch Đàn lại phù hợp với một loại địa hình, đất đai, khí hậu khác nhau vì thế mà bà con khi lựa chọn Bạch Đàn để trồng cần tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia.

Kỹ thuật trồng Cây Bạch Đàn

Thời vụ trồng: Vụ xuân có thể trồng từ 25/2- 30/3, vụ thu trồng từ 15/9 -30/10

Chuẩn bị hố đất: Cần chuẩn bị đào hố để trồng cây với kích thước 30cm x 30cm x 30cm. Mỗi hố cần bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2 kg NPK 8-4-4. Bà con đập nhỏ tầng đất mặt rồi trộn với phân sau đó bón vào hố. Sau 15-20 ngày gặp thời tiết thuận lợi mưa vừa, râm, mát, đất đủ ẩm cần tiến hành trồng Cây giống Bạch Đàn ngay. Kết hợp khi lấp hố bón 300g phân hữu cơ vi sinh và 200g NPK (25:58:17) cho 1 hố.


Kỹ thuật trồng Cây giống Bạch Đàn

Sau khi trồng 25-30 ngày, phải kiểm tra rừng đã trồng, nếu phát hiện cây non bị chết, bị gãy phải vứt bỏ và kịp thời trồng dặm bổ sung để đảm bảo tỷ lệ thành rừng 100%.

GIỐNG CÂY BẠCH ĐÀN TRẮNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT

Bạch Đàn (còn gọi là Khuynh Diệp) là một trong những nhóm cây đang được gây trồng rộng rãi ở nước ta. Bạch Đàn có nhiều công dụng khác nhau như làm giấy, làm thuốc, làm đồ mộc…Một trong những giống Bạch Đàn được bà con ưa chuộng hiện nay đó là giống Bạch Đàn Trắng.


Cây Bạch Đàn Trắng

Giống Bạch Đàn Trắng có gì đặc biệt mà bà con nông dân lại trồng nhiều đến vậy, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây sẽ rõ:

Đặc điểm của giống Bạch Đàn Trắng

Bạch Đàn Trắng – Eucalyptus camaldulensis Dehnhart, thuộc họ Sim – Myrtaceae. Bạch Đàn Trắng là cây gỗ lớn cao 30-50m; thân thẳng, đường kính tới 1,5m, vỏ già xám nâu, vỏ bong thanh mảnh , sau khi bong thân khá bóng. Lá đơn mọc cánh, lá hình giáo nhọn ở đầu, lá màu xanh lục. Cụm hoa dạng tán ở nách lá. Hoa có cuống nhỏ và ngắn. Quả hình cầu, hạt nhỏ.


Đặc điểm của giống cây Bạch Đàn Trắng

Bạch Đàn Trắng có giá trị kinh tế cao

Bạch Đàn Trắng đặc biệt hơn những giống Bạch Đàn khác đó là, ngoài việc trồng cây để khai thác gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, trụ chống cho ngành xây dựng, làm đồ mộc thì Bạch Đàn Trắng còn được sử dụng rộng rãi trong y học.

Trên thân Cây Bạch Đàn Trắng từ lá đến thân đều có thể sử dụng để làm thuốc quý. Trong đó đặc biệt là thân cây cho chất gôm và là chứa tinh dầu.

Khai thác và chế biến tinh dầu từ lá Bạch Đàn Trắng: thành phần chính là cineol. Loài Bạch Đàn Trắng E. camalduleusis có thể đạt 60 – 70% hàm lượng cineo. Với việc giàu hàm lượng cineo trong lá Bạch Đàn Trắng đang là lựa chọn tối ưu để ứng dụng trong việc tinh chế tinh dầu.


Cây Bạch Đàn Trắng có giá trị kinh tế rất là cao

Ngoài ra, lá Cây Bạch Đàn Trắng còn dùng làm thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá Bạch Đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v

Công dụng của Gôm từ Cây Bạch Đàn Trắng: Gôm có thể dùng chữa ỉa chảy, họng bị đau, dùng làm chất săn trong nha khoa và điều trị vết thương.

TRỒNG CÂY BẠCH ĐÀN CAO SẢN CÓ LỢI ÍCH GÌ?

Bạch Đàn là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn, có nhiều công dụng khác nhau trong sản xuất, đời sống kinh tế và xã hội nên Bạch Đàn được coi là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta.


Cây Bạch Đàn Cao Sản

Có rất nhiều giống Bạch Đàn khác nhau được trồng phân bố khắp cả nước, thời gian gần đây bà con nông dân thường rỉ tai nhau về giống Bạch Đàn Cao Sản và những lợi ích vượt trội mà nó mang lại.

Cây Bạch Đàn Cao Sản có lợi ích gì?

Bạch Đàn Cao Sản hay còn gọi là Bạch Đàn Lai, được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tổ hợp Bạch Đàn Cao Sản, Bạch Đàn Lai là giống mới, có ưu thế trội và ưu thế lai rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thành rừng, hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy sản xuất từ gỗ Bạch Đàn Cao Sản, Bạch Đàn Lai vượt trội hơn những cây trong quần thể chọn lọc và cây bố mẹ lai. 


Cây Bạch Đàn Cao Sản có nhiều lợi ích

Bạch Đàn còn có công dụng làm thuốc, có thể dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp,…Thời gian thu hoạch cho Bạch Đàn Cao Sản là 6 năm sản lượng bình quân 60 tấn/1 ha với giá trị khai thác đạt trung bình 60 triệu/ha.

Bạch Đàn Cao Sản được coi là bước đột phá trong Ngành Lâm Nghiệp Việt Nam

So với vài năm trước, người nông dân chỉ quen với việc trồng một số loại cây để khai thác gỗ, xẻ ván thô, củi…bán cho người sử dụng với giá trị kinh tế thấp, nhiều khi còn bị thương lái ép bán giá rẻ.

Ngày nay, được nhà nước đầu tư và chuyển dịch đồng bộ từ nguồn giống, khâu trồng, đến khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ nên bà con nông dân đã mạnh dạn gieo ươm Bạch Đàn theo phương pháp cấy mô, đưa mô hình Bạch Đàn Cao Sản vào trồng đại trà, nâng cao chất lượng rừng… chỉ trong một thời gian ngắn người dân đã tiếp thu được khoa học kỹ thuật chuyển giao từ nhà khoa học, việc trồng rừng mới cũng từ đó có bước phát triển đột phá.


Bạch Đàn Cao Sản được coi là bước đột phá trong Ngành Lâm Nghiệp Việt Nam

Nhiều bà con nông dân đã có thâm niên và rất thông thạo các khâu: ươm giống, chăm sóc cây trồng lâm nghiệp từ trước, nên khi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây Bạch Đàn Cao Sản vào trồng bà con “ như hổ thêm cánh”. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ và xuất khẩu gỗ Bạch Đàn Cao Sản vẫn đang có nhu cầu, nên không ít bà con đã “ thay da đổi thịt” nhờ trồng Bạch Đàn Cao Sản.

Hiện nay, trên cả nước có nhiều vùng chuyên canh trồng Cây Bạch Đàn Cao Sản. Ngay tại địa phương trồng đã mọc lên nhiều nhà xưởng sản xuất, khai thác, chế biến Gỗ Bạch Đàn Cao Sản đáp ứng được tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Từ đó, cũng giải quyết được lượng công việc lớn cho bà con nông dân, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định và lâu dài. Giúp cải thiện môi trường sống, phủ xanh đất trống đồi trọc, là mô hình phát triển kinh tế bền vững của nhiều địa phương trên cả nước.

VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI LỰA CHỌN TRỒNG CÂY BẠCH ĐÀN

Trồng Cây Lâm Nghiệp hiện nay là cách được nhiều người dân lựa chọn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều người dân đã lựa chọn những loại Cây Lâm Nghiệp cho thu hoạch nhanh nhằm thu lại lợi nhuận được sớm hơn. Giống Bạch Đàn đặc biệt là Bạch Đàn Cao Sản (Bạch Đàn Lai), Bạch Đàn Chanh, Bạch Đàn Hương là lựa chọn hàng đầu của nhiều bà con.


Giống Cây Bạch Đàn

Vì sao nhiều người lựa chọn trồng Cây Bạch Đàn

Bạch Đàn là loại cây trồng chủ yếu để lấy gỗ và làm cây bóng mát. Giống Cây Bạch Đàn được nhiều người ưa chuộng bởi cây rất thích hợp để trồng thành rừng, trồng xen kẽ từ vùng đồng bằng đến cao nguyên. Bạch Đàn không kén đất và dễ dàng thích nghi với nhiều loại khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Giống Bạch Đàn Cao Sản là loại cây gỗ to, vỏ mềm. Đây là loại cây có khả năng chịu hạn, nhu cầu dinh dưỡng của cây không cao, có thể trồng được tại nơi có lập địa xấu, vùng đất đồi núi trọc.


Vì sao nhiều người lựa chọn trồng Cây Bạch Đàn

Bạch Đàn Cao Sản tuy là giống mới nhưng có nhiều ưu thế vượt trội và rõ rệt. Tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy sản xuất từ Bạch Đàn Cao Sản cao hơn hẳn so với Bạch Đàn thông thường.

Công dụng làm thuốc của Cây Bạch Đàn

Bên cạnh những lợi thế về dễ thích nghi, dễ chăm sóc, cho hiệu suất cao thì Bạch Đàn có công dụng dùng để làm thuốc, làm tinh dầu (tinh dầu Khuynh Diệp).

Bạch Đàn được xem như một cây thuốc quý, đặc biệt là giống Bạch Đàn Trắng, Bạch Đàn Xanh, Bạch Đàn Liễu…Tinh dầu trong Bạch Đàn Chanh được để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp. Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java.


Công dụng làm thuốc của Cây Bạch Đàn

Bạch Đàn Chanh dùng trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm phế quản do nấm Candida, và sát khuẩn da.

Bạch Đàn Hương thường dùng trị ho, giải các uế khí, ẩm thấp. Cũng dùng chữa đau khớp, nhức xương, làm mạnh gân, nhất là trị đau cột sống.